Thị trườngApple 'khăn gói' rời khỏi thị trường Nga

Apple ‘khăn gói’ rời khỏi thị trường Nga

Nối tiếp hàng loạt các công ty, thương hiệu nước ngoài đã khăn gói rời khỏi thị trường Nga, Apple chính thức thông báo sẽ tạm dừng bán các sản phẩm của hãng ở Nga, hạn chế các ứng dụng của hai kênh truyền thông nhà nước Nga là RT và Sputnik ở nước ngoài.

- Advertisement -

Ngoài ra, Apple cũng đã vô hiệu hóa tính năng giao thông của Apple Maps ở Ukraine “như một biện pháp phòng ngừa và an toàn cho công dân Ukraine”, theo công ty thông báo.

apple rời khỏi nga
Apple vừa có quyết định cắt đứt mọi hoạt động kinh doanh tại Nga

Quyết định dừng bán các sản phẩm tại Nga của Apple đang đè nặng áp lực phải làm điều tương tự của các nhà sản xuất smartphone khác, theo các nhà phân tích.

Động thái “tạm dừng” kinh doanh của Apple ở Nga nhằm thể hiện phản ứng của tập đoàn công nghệ toàn cầu trước xung đột giữa Nga và Ukraine. Hành động này nghiêm trọng như cách mà các quốc gia phương Tây áp lệnh trừng phạt đối với nước Nga. Với mỗi tín hiệu phản ứng của các công ty trước chiến sự này đều gây áp lực vô hình lên nền kinh tế Nga.

Gã khổng lồ công nghệ Cupertino cùng với Nike và Google là hai thương hiệu lớn nhất toàn cầu khác góp mặt vào việc lên án cuộc tấn công của Nga bằng cách ngừng hoạt động kinh doanh tại quốc gia này. Trước động thái này, Apple cho biết họ sẽ tạm dừng các hoạt động xuất khẩu sản phẩm công nghệ sang Nga và các dịch vụ Apple Pay cũng sẽ bị vô hiệu hóa tạm thời .

“Trong trường hợp của Apple, họ đang hoàn thành nghĩa vụ của mình với các bên liên quan trong việc ngừng bán hàng ở Nga”, Deb Gabor, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Sol Marketing chia sẻ với Adweek.

iPhone hiện đang chiếm khoảng 15% thị phần smartphone ở Nga, theo Counterpoint Research. Năm ngoái, doanh số của hãng này tại Nga được ước tính rơi vào khoảng 32 triệu máy.

Vì thế có thể thấy Nga không phải một thị trường lớn của Apple và quyết định dừng bán sẽ không ảnh hưởng lớn tới hãng này. Bởi lẽ quy mô kinh doanh của Apple lớn đến mức nó sẽ rất ổn định, mất khoản doanh thu từ Nga sẽ không để lại các tác động lớn về khía cạnh kinh doanh.

apple rời khỏi nga
Apple và nhiều tập đoàn khổng lồ lần lượt “tẩy chay” Nga

Không dừng lại ở đó, Apple cũng đã rút các tài sản truyền thông do nhà nước kiểm soát của Nga là RT News và Sputnik News khỏi App Store trên khắp thế giới. Hành động này thể hiện rõ rệt quan điểm phản đối sự tấn công chính trị của Nga đối với Ukraine.

Apple từng thể hiện chính kiến của tập đoàn này trong một tuyên bố: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về sự xung đột của Nga và Ukraine và lựa chọn đứng về phía tất cả những người dân đang chịu hậu quả của bạo lực.

Chúng tôi đang nỗ lực tập trung vào các hoạt động nhân đạo, cung cấp và viện trợ cho những nạn nhân bị ảnh hưởng từ cuộc chiến chính trị này và những thành viên liên quan trong khu vực.”

Trong khi đó, các công ty truyền thông đang ráo riết tìm kiếm các phương án xử lý an toàn nhất cho các thương hiệu do sự ảnh hưởng từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Trước những lo ngại trên, Snap đã quyết định ngừng chạy tất cả các quảng cáo ở Ukraine, Nga và Belarus, nơi mà chiến sự chính trị đang diễn ra khá phức tạp.

David Berkowitz, Phó Chủ tịch tập đoàn tiếp thị và truyền thông của nền tảng đa kênh Mediaocean và là người sáng lập cộng đồng Serial Marketers cho biết: “Apple luôn dẫn đầu, ngay cả khi xuất phát điểm là một người đi sau. Đã có rất nhiều công ty — Google, Disney, Meta, Dell, Nike, Ford và nhiều công ty khác đang thay đổi cách họ kinh doanh ở Nga.

Apple cũng không đứng ngoài hoạt động phản ứng trước quyết định chính trị của Nga. Apple không ngại cắt đứt cả việc bán sản phẩm và phân phối sản phẩm của các phương tiện truyền thông Nga.

Với sự thống nhất vượt trội của các đồng minh EU, NATO và Ukraine, đây là một tuyên bố về việc Apple coi mình như một thành viên của cộng đồng toàn cầu như thế nào ”.

Chiến sự diễn ra giữa Nga và Ukraine thực sự đã làm xôn xao bối cảnh kinh tế thế giới. Các tập đoàn toàn cầu liên tục gây sức ép kinh tế để khẳng định giá trị và mong muốn trở thành vật cản làm lung lay xung đột chính trị này.

“Như tôi luôn nói, mọi quyết định hoạt động kinh doanh liên quan đến một vấn đề chính trị hoặc xã hội luôn có rủi ro và các công ty cần phải cân nhắc tiến hành một cách thận trọng,  phải nghĩ đến khách hàng, nhà đầu tư và nhân viên của họ, và điều gì là “thương hiệu” cho những mối quan hệ đó. Thương hiệu của một tổ chức sẽ là ống kính phản chiếu để đưa ra những quyết định này.” Ông Gabor nhấn mạnh.

Theo Adweek/Minh Yến/ Nhà Đầu Tư

- Advertisement -

Có thể bạn quan tâm:

- Advertisement -
Mới nhất

Google tiêu diệt cách SEO ký sinh

Gã khổng lồ tìm kiếm Google đang tiến hành một chiến dịch quy mô lớn nhằm triệt phá các...
- Advertisement -

Bài liên quan: