Kiến thức PRĐó là Slogan hay Tagline?

Đó là Slogan hay Tagline?

Trong bài viết này, PRVN sẽ làm rõ hai khái niệm: tagline và slogan, vì sao chúng cực kì quan trọng trong quá trình định vị thương hiệu trên thị trường.

Tagline (thông điệp) là gì trong ngành truyền thông marketing?

Tagline là một cụm từ ngắn gọn được sử dụng để định vị giá trị thương hiệu. Các doanh nghiệp sử dụng tagline trong các chiến dịch tiếp thị để tạo ấn tượng lâu dài đối với người tiêu dùng, giới thiệu cho họ biết về tổng thể doanh nghiệp đó mà không đề cập đến sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thêm vào đó, các câu tagline dễ hiểu và dễ nhớ hơn, chúng sẽ in sâu trong tâm trí người tiêu dùng, nếu họ không nhớ gì khác trong một chiến dịch quảng cáo, họ sẽ nhớ đến tagline.

Tagline rất quan trọng vì chúng giúp thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, khiến họ hiểu rõ hơn về lợi ích sản phẩm của bạn.

Ngoài ra, nó còn phân biệt thương hiệu của bạn với những thương hiệu khác bằng cách nêu rõ ưu điểm và sự khác biệt nổi bật. Chúng cũng được sử dụng để củng cố các giá trị cốt lõi của thương hiệu và mang đến cho công ty của bạn một bản sắc riêng.

Nike: “Just do it” (Cứ làm đi)
Nike: “Just do it” (Cứ làm đi)

Dưới đây là một vài ví dụ cho các câu tagline của các thương hiệu nổi tiếng:
Tagline này gây được tiếng vang chỉ trong một thời gian ngắn.

Nike không đơn thuần là về quần áo thể thao – nó khuyến khích lối suy nghĩ rằng bạn không nhất thiết phải là một vận động viên để có thể vượt qua những chướng ngại vật. Nếu bạn muốn chinh phục bất kì điều gì, hãy hành động ngay.

L'Oréal: "Bởi vì bạn xứng đáng."
L’Oréal: “Bởi vì bạn xứng đáng.”

Ai mà không muốn bản thân đắt giá? Có câu nói rằng phụ nữ trang điểm để khiến bản thân trông “xinh đẹp”, để họ cảm thấy được khao khát, được mong muốn. Dòng giới thiệu không phải về sản phẩm – mà là về hình ảnh mà sản phẩm có thể mang lại cho người dùng.

Tagline này giúp L’Oréal đẩy mạnh thương hiệu của mình hơn nữa, không chỉ đơn thuần là sản phẩm trang điểm mà còn mang lại giá trị tinh thần cho phái nữ.

Vậy, slogan (khẩu hiệu) mang ý nghĩa như thế nào trong marketing?

Slogan là một câu văn ngắn mang tính mô tả và thuyết phục về tính chất của thương hiệu. Slogan thường diễn tả một lời hứa, giá trị cốt lõi hay hướng phát triển sản phẩm của công ty. Thông thường, slogan được áp dụng lối chơi chữ, sự điệp âm và những từ ngữ có nghĩa mở rộng – điều gần như là bắt buộc trong các slogan quảng cáo.

Một slogan tuyệt vời và dễ nhớ sẽ truyền tải cảm xúc tích cực về một thương hiệu, giúp cải thiện các chiến dịch cho các sản phẩm cụ thể, nhằm đảm bảo doanh số bán hàng cao cho công ty.

Slogan có thể giúp xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và công chúng, bằng cách cho công chúng biết thương hiệu đại diện cho điều gì và họ cung cấp những gì.

Slogan sử dụng cảm xúc để nắm bắt những gì một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể mang đến cho người tiêu dùng. Ví dụ, một công ty sản xuất gối có thể tạo ra một slogan xoay quanh ý tưởng rằng những chiếc gối của họ khiến bạn cảm thấy mình đang ngủ trên mây.

Dưới đây là một vài ví dụ cho các câu tagline của các thương hiệu nổi tiếng:

MasterCard: "Có một số thứ mà tiền không thể mua được. Còn lại những thứ khác, đã có MasterCard."
MasterCard: “Có một số thứ mà tiền không thể mua được. Còn lại những thứ khác, đã có MasterCard.”

Slogan gồm hai câu của MasterCard được tạo ra vào năm 1997, đã đạt giải thưởng ở 98 quốc gia và 46 ngôn ngữ.

M&M: "Chỉ tan trong miệng, không tan trong tay"
M&M: “Chỉ tan trong miệng, không tan trong tay”

Làm thế nào để một miếng sô cô la thực sự nổi bật so với những loại khác? Tất nhiên là mang tiện ích đến với trải nghiệm người dùng. M&M đã làm nổi bật sự khác biệt khi truyền tải thông điệp lớp vỏ ngoài không tan chảy.

Sự khác biệt giữa tagline và slogan

  1. Mục đích truyền tải

Slogan truyền đạt sứ mệnh của công ty, trong khi tagline gợi nhớ đến hình ảnh của thương hiệu. Slogan tập trung vào quảng cáo hơn và tagline tập trung vào quan hệ công chúng hơn, có nghĩa là slogan được sử dụng để bán một mặt hàng và tagline nâng cao nhận thức về thương hiệu. Ví dụ: một cửa hàng tạp hóa có thể tạo một slogan xung quanh một mặt hàng nông sản nhất định, trong khi thực tế là họ bán tất cả các loại thực phẩm.

  1. Số từ trong một câu

Cả hai cụm từ đều ngắn và dễ đọc, nhưng slogan thường dài hơn tagline. Tagline thường dài từ bảy từ trở xuống, trong khi slogan dài từ chín đến mười từ. Bởi vì slogan bao gồm toàn bộ sứ mệnh của doanh nghiệp, chúng chứa một lượng từ cao hơn.

  1. Thời gian thực hiện

Slogan có xu hướng chỉ được sử dụng cho một sản phẩm hoặc chiến dịch và không kéo dài như tagline. Câu tagline có giá trị vượt thời gian và hiếm khi thay đổi vì chúng đại diện cho cả một thương hiệu. Các công ty thay đổi slogan của họ khi muốn tập trung vào một chủ đề hoặc ý tưởng mới.

  1. Giai đoạn sử dụng

Các công ty tạo ra câu tagline trong giai đoạn đầu của kế hoạch định vị chiến lược thương hiệu. Tuy nhiên, slogan được tạo ra khi thực hiện một chiến dịch tiếp thị. Khi các công ty quyết định tập trung vào các khía cạnh khác nhau của sản phẩm, họ thay đổi slogan để tập trung vào một thành phần. Trong khi đó, tagline vẫn được giữ nguyên.

Khi đã hiểu được khái niệm cơ bản và sự khác nhau của tagline và slogan, doanh nghiệp đã có thể áp dụng những kiến thức này vào trong những chiến dịch marketing của mình thật hiệu quả.

Thảo Phạm

Có thể bạn quan tâm:

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Mới nhất

Trẻ hóa da toàn diện: Bước ‘lột xác’ cho một khởi đầu mới

Trẻ hóa da toàn diện là một lộ trình phức tạp, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ, chuyên viên tay nghề cao, kết hợp sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại. Tất cả các yếu tố trên từ lâu đã hội tụ đầy đủ tại Viện thẩm mỹ DIVA.
- Advertisement -spot_img

Bài liên quan: