PR Trending3 chiến lược tiếp thị dành cho ‘dân chuyên’ khi metaverse đang...

3 chiến lược tiếp thị dành cho ‘dân chuyên’ khi metaverse đang ‘trỗi dậy’

Theo Reuters, vốn hóa thị trường NFT (non-fungible tokens) đã tăng chóng mặt từ 13,7 triệu USD đầu năm 2020 lên 2,5 tỷ USD năm 2021. NFT là bộ sưu tập tài sản kỹ thuật số ‘độc nhất vô nhị’ được tạo bởi công nghệ blockchain. Nó có thể là bất cứ sản phẩm kỹ thuật số nào, chẳng hạn như một ca khúc, đoạn video, hình ảnh, trò chơi…

Các chuyên gia tiếp thị sẽ phải nghiên cứu trải nghiệm thực tế ảo ảnh hưởng thế nào với khách hàng khi những vật phẩm “vô hình” này sẽ trở thành hàng hóa ‘đắt khách’ trong kỷ nguyên số.

Nhiều thương hiệu đình đám như Meta đang tích cực triển khai công nghệ thực tế ảo vào hoạt động tiếp thị.
Nhiều thương hiệu đình đám như Meta đang tích cực triển khai công nghệ thực tế ảo vào hoạt động tiếp thị.

Đa vũ trụ ảo (metaverse) là nơi ranh giới giữa thế giới thật và ảo bị xóa nhòa. Ở đó, mọi người có thể làm việc và giao tiếp với nhau tương tự như đang ở thế giới vật chất. Nghe thì có vẻ lạ lẫm nhưng đây chính xác là những gì người dùng internet đã làm khi cả thế giới bị ‘ở trong nhà’ vì COVID-19.

Một nghiên cứu của Pew Research chỉ ra rằng, 90% người Mỹ không thể sống thiếu Internet, 40% trong đó đang khám phá công nghệ bằng những phương thức mới mẻ này.

Người tiêu dùng đang sử dụng nhiều cách khác nhau để kết nối với thế giới và tạo ra những cộng đồng của riêng họ. Chẳng hạn như mạng xã hội, cuộc gọi qua Zoom, các trò chơi điện tử, ứng dụng iMessages và nhiều công cụ khác.

Tựu chung lại, mọi người ít nhiều đã tiếp xúc với metaverse vì nó tích hợp nhiều dạng công nghệ khác nhau làm một.

Thấu hiểu chân dung khách hàng mục tiêu là nền tảng cốt lõi trong tiếp thị. Khi càng ngày càng có nhiều thương hiệu và người dùng Internet tham gia vào thế giới ảo, các chuyên gia tiếp thị sẽ hiểu rõ hơn chân dung khách hàng mục tiêu của họ.

Có 3 chiến lược tiếp thị mà ‘dân chuyên’ có thể tận dụng khi metaverse đang là ứng dụng ngày càng phổ biến:

  1. Virtual Product Placement – Một hình thức quảng cáo sản phẩm mới lạ và đầy tinh tế

Product Placement là một hình thức quảng cáo mà sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu được xuất hiện một cách khéo léo trong một chương trình giải trí ‘ăn khách’ như phim ảnh hay MV ca nhạc. Cách thức sản phẩm xuất hiện tùy thuộc vào thỏa thuận giữa thương hiệu và nhà sản xuất.

Ví dụ như Captain America luôn đi xe mô tô của hãng Harley-Davidson, những nhân vật trong phim Hậu duệ mặt trời luôn sử dụng điện thoại của Samsung, Tiki xuất hiện trong các MV ca nhạc của nhiều ca sĩ Việt nổi tiếng…

Nếu như Product Placement lồng ghép ‘hàng thật’ vào trong các chương trình giải trí thì Virtual Product Placement lại tạo ra những phiên bản ‘ảo’ của thương hiệu để đưa vào trong các sản phẩm số.

Ý tưởng của Balenciaga là điển hình cho Virtual Product Placement. Cụ thể, trong tuần lễ thời trang Paris, hãng thời trang cao cấp của Pháp đã công chiếu đoạn phim hoạt hình The Simpson dài 10 phút, trong đó các nhân vật hoạt hình mặc trang phục của thương hiệu này. Chẳng hạn như nhân vật Marge Simpson khoác lên mình bộ váy dạ hội vàng gold, còn Homer Simpson mặc chiếc áo phao đỏ trong bộ sưu tập Xuân Hè 2020 của Balenciaga.

Trước The Simpsons, Balenciaga cũng thiết kế những bộ trang phục cho các nhân vật trong tựa game sinh tồn Fornite.  Ngoài hình thức kể trên, Virtual Product Placement cũng bao gồm những bài viết quảng cáo sản phẩm/dịch vụ trên mạng xã hội.

Khi ngày càng có nhiều thương hiệu tạo ra phiên bản kỹ thuật số của sản phẩm/dịch vụ của họ, việc phát triển nội dung số liên quan là hướng đi mà chuyên gia tiếp thị có thể nhắm đến để giúp tăng độ nhận diện thương hiệu.

  1. Xây dựng câu chuyện cho sản phẩm

Người làm tiếp thị chuyên nghiệp trong kỷ nguyên số phải là những bậc thầy kể chuyện. Họ thường xuyên sử dụng những bài báo hay chiến dịch marketing để làm rõ tầm nhìn của thương hiệu về sản phẩm/dịch vụ của mình.

Trong kỷ nguyên đa vũ trụ ảo, kỹ năng viết là cực kỳ cần thiết đối với lĩnh vực tiếp thị. Chuyên gia tiếp thị sẽ xây dựng những câu chuyện ảo cho các NFT (viết tắt cho Non-fungible token – tài sản không thể thay thế) và các tính năng kỹ thuật số thương hiệu chọn để mang lại cho cộng đồng ảo của mình.

  1. Đối tác thương hiệu ảo – xu hướng mới trong ngành truyền thông

Để gia tăng khả năng chuyển đổi của khách hàng, cách tốt nhất là các thương hiệu nên hợp tác cả trên phương diện thực tế và ảo, từ đó mang lại trải nghiệm kỹ thuật số toàn diện hơn cho khách hàng.

Một số thương hiệu, tiêu biểu là Clinique, đã bắt đầu bằng cách phát động một cuộc thi trên mạng xã hội. Người tham gia có thể giành một trong ba NFT được tạo ra từ những sản phẩm phổ biến nhất của Clinique.

Thương hiệu cũng sử dụng các hastag như #MetaOptimist hay #Clinique để theo dõi tương tác của người tiêu dùng trên các nền tảng mạng xã hội.

Thế giới ngày càng “phẳng”, con người cũng như các doanh nghiệp ngày càng dễ dàng kết nối với nhau hơn thông qua nhiều cách. Hiểu rõ cách thức vận hành của “vũ trụ ảo”, bạn sẽ dễ dàng áp dụng nó vào trong các chiến dịch tiếp thị của mình một cách khôn ngoan hơn.

Thảo Phạm

Có thể bạn quan tâm:

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Mới nhất

Trẻ hóa da toàn diện: Bước ‘lột xác’ cho một khởi đầu mới

Trẻ hóa da toàn diện là một lộ trình phức tạp, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ, chuyên viên tay nghề cao, kết hợp sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại. Tất cả các yếu tố trên từ lâu đã hội tụ đầy đủ tại Viện thẩm mỹ DIVA.
- Advertisement -spot_img

Bài liên quan: