Góc Nhìn PRSử dụng công nghệ AI để định giá trong các doanh nghiệp

Sử dụng công nghệ AI để định giá trong các doanh nghiệp

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã phát triển trên thế giới từ lâu, dẫn đầu là Bắc Mỹ với các công ty công nghệ lớn. Làn sóng tiếp theo từ Đức, Nhật Bản. Trí tuệ nhân tạo có thể len lỏi mọi ngành tiết kiệm được nhiều thời gian, nhân lực cũng như chi phí, đồng thời gia tăng sự hài lòng của khách hàng, xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp cho công ty. Gần đây, công nghệ AI còn được sử dụng để định giá trong các doanh nghiệp.

Việc định giá sản phẩm đang được dần tự động hóa

Một vài chiến thuật kinh doanh đặc biệt ở Mỹ, các nhà sản xuất có thể tự do đề xuất giá của mặt hàng bán lẻ. PH Hanes, người sáng lập ra nhà máy dệt mà sau này trở thành thương hiệu Hanes, đã nghĩ ra chiến thuật này vào những năm 1920. Điều này cho phép anh ta sử dụng ấn phẩm quảng cáo trên khắp nước Mỹ để ngăn chặn các nhà phân phối lừa gạt khách hàng của anh ấy. Ngày nay, nhiều chủ cửa hàng ở Mỹ cũng quan tâm đến giá kham khảo của nhà sản xuất và họ muốn tăng giá này lên để bù lại cho sự lạm phát lên các chi phí khác. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người sử dụng kỹ thuật định giá phức tạp hơn.

Một nghiên cứu lớn từ năm 2010 của công ty tư vấn McKinsey, họ ước tính rằng việc tăng giá 1% mà không làm giảm doanh thu, trung bình có thể tăng 8,7% lợi nhuận kinh doanh, đây là một điều khá khó khăn. Nếu đặt giá quá cao thì có nguy cơ mất đi khách hàng, còn nếu đặt quá thấp thì sẽ bị mất lợi nhuận và cơ hội. Trước đây các nhà bán lẻ thường sử dụng các quy tắc chung, chẳng hạn như thêm và chỉnh sửa chi phí lãi suất hoặc điều chỉnh giá cả phù hợp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Khi giá cả của năng lực, nhân công và những chi phí khác quá cao thì việc định giá không còn là biện pháp cân nhắc nữa.

Để có được lợi thế, các chủ cửa hàng đã chuyển sang hệ thống tối ưu hóa giá cả. Bản chất của nó là một mô hình toán học sử dụng nhiều dữ liệu giao dịch để ước tính sự thay đổi của giá cả – nhu cầu tăng bao nhiêu khi giá giảm và ngược lại – điều này áp dụng cho hàng nghìn sản phẩm. Các mặt hàng nhu cầu thay đổi cao có thể được giảm giá và những mặt hàng không thay đổi nhiều thì giá cả sẽ được tăng lên. Người bán hàng có thể điều chỉnh các phương án để giải quyết các kết quả không như mong muốn, chẳng hạn các gói hàng lớn sẽ có trọng lượng và chi phí cao hơn so với các gói hàng nhỏ.

Gần đây, các hệ thống này ngày càng trở nên tốt hơn nhờ trí tuệ nhân tạo (AI). Các loại hình kinh doanh cũ sử dụng lịch sử dữ liệu bán hàng để ước tính sự thay đổi của giá cả cho các loại hàng hóa bán lẻ còn kế hoạch mới nhất của AI-Powered phát hiện ra mối quan hệ giữa các mặt hàng với nhau.

Qua những phản hồi và đánh giá từ khách hàng, các nhà sản xuất phần mềm định giá đang kết hợp các dữ liệu vào mô hình của họ, Pricefx là một mô hình định giá như vậy. Nền tảng cloud-based được phát triển bởi Eversight, một nhà cung cấp khác đã cho phép các nhà bán lẻ kiểm tra mức độ tăng hoặc giảm giá cả của tương cà Heinz tại các cửa hàng khác nhau đã làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng không chỉ riêng sản phẩm này mà còn các loại sản phẩm khác. Phương pháp này đã được các nhà sản xuất lớn như Coca-Cola và Johnson & Johnson sử dụng. cũng như đươc một số siêu thị (siêu thị Raley’s) và cửa hàng thời trang (JCPenney) áp dụng.

Chad Yoes, cựu giám đốc điều hành tại Walmart, người đã giám sát việc định giá tại một trong những công ty lớn nhất thế giới đã nhận xét tất cả những điều này làm cho hệ thống định giá trở nên đa chiều hơn. Những người buôn bán lẻ muốn giới thiệu điểm tốt này cho các nhà đầu tư, những người coi trọng sức mạnh định giá của công ty vào thời điểm lạm phát cao. Vào tháng 2, Starbucks – một chuỗi cửa hàng cà phê đã sử dụng AI để phân tích và lập mô hình định giá “trên cơ sở liên tục”. Us Foods – một nhà phân phối thực phẩm đã quảng cáo về khả năng sử dụng “hơn chục đầu vào khác nhau” của hệ thống định giá để thúc đẩy doanh số và lợi nhuận.

Việc tối ưu hóa có thể làm cho giá cả biến động hơn. Matt Pavich của Revionics – một công ty phần mềm định giá, cho biết: “Ngày nay các nhà bán lẻ đang định giá nhanh hơn bao giờ hết”. Điều đó đặc biệt đúng trong sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử. Ông Yoes cho biết, ngay cả Walmart cũng xem xét giá của nhiều mặt hàng ở cửa hàng của họ từ 2 đến 4 lần trong một năm.

Kim Ngọc

Có thể bạn quan tâm:

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img
Mới nhất

Trẻ hóa da toàn diện: Bước ‘lột xác’ cho một khởi đầu mới

Trẻ hóa da toàn diện là một lộ trình phức tạp, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ, chuyên viên tay nghề cao, kết hợp sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại. Tất cả các yếu tố trên từ lâu đã hội tụ đầy đủ tại Viện thẩm mỹ DIVA.
- Advertisement -spot_img

Bài liên quan: