Theo dự báo của các chuyên gia, năm 2025 sẽ là thời điểm bùng nổ của mạng lưới truyền thông nội bộ trên toàn cầu. Đây không chỉ là bước tiến về mặt công nghệ, mà còn là cơ hội chiến lược giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh và mở rộng ảnh hưởng thương hiệu.
Trong bài viết này, PR Vietnam sẽ giúp bạn hiểu rõ:
- Media network là gì?
- Vì sao xu hướng này lại “nóng” trong năm 2025?
- Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để xây dựng mạng truyền thông hiệu quả?
Mạng lưới truyền thông nội bộ (Media network) là gì?
Mạng truyền thông nội bộ (media network) hiểu đơn giản, là cách mà một công ty tận dụng tệp khách hàng của mình để bán quảng cáo cho các thương hiệu khác. Thay vì chỉ bán sản phẩm hay dịch vụ, giờ đây doanh nghiệp có thể bán “sự chú ý” của khách hàng.
Ví dụ:
Khi bạn truy cập website của một siêu thị lớn, bạn thấy quảng cáo bảo hiểm xe hơi – đó chính là quảng cáo từ một bên thứ ba, hiển thị dựa trên hành vi người dùng.
Những công ty như Amazon, Target, Walmart đã áp dụng mô hình này rất thành công. Họ gọi đó là retail media network – mạng truyền thông ngành bán lẻ.
Năm 2025: Mạng truyền thông sẽ xuất hiện trong mọi lĩnh vực, không chỉ bán lẻ
Chris Kelly, CEO của Upwave dự đoán rằng năm 2025 sẽ là thời điểm bùng nổ của các mạng truyền thông “tùy biến” – tức là doanh nghiệp ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể tạo ra kênh quảng cáo riêng dựa trên dữ liệu mình đang có.
Theo Kelly, chúng ta sẽ thấy:
- Công ty du lịch hiển thị quảng cáo tour tại các điểm đến bạn vừa tìm.
- Ứng dụng tài chính đề xuất sản phẩm liên quan đến đầu tư, tiết kiệm.
- Công ty phần mềm tạo “gian hàng quảng cáo” ngay trong giao diện của mình.
Muốn xây dựng mạng truyền thông hiệu quả, doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?
1. Có người dùng, có cơ hội
Bạn cần có một lượng người dùng đủ lớn, truy cập thường xuyên và quan tâm đến nội dung của bạn. Đây là yếu tố quan trọng để các nhãn hàng khác sẵn sàng chi tiền quảng cáo.
2. Công nghệ hỗ trợ việc hiển thị quảng cáo
Không chỉ hiển thị trên website hay app, doanh nghiệp cần có công cụ để đưa quảng cáo ra các kênh khác: mạng xã hội, kênh video, thậm chí là TV thông minh.
3. Đo lường được hiệu quả
Các nhãn hàng không chỉ muốn biết có bao nhiêu lượt xem, mà còn quan tâm đến ai đã xem, họ có hành động gì, có ghi nhớ thương hiệu không, v.v.
Doanh nghiệp nên thử nghiệm quảng cáo nhỏ trước, rồi ghi nhận kết quả, viết thành case study để thuyết phục các đối tác khác.
4. Đội ngũ đủ năng lực
Xây dựng một mạng lưới quảng cáo không giống như thêm sản phẩm mới. Đây là một hệ thống riêng, cần có người hiểu về công nghệ, truyền thông và dữ liệu người dùng.
Nhiều công ty lớn đã thuê những chuyên gia từng xây dựng hệ thống tương tự từ Amazon hoặc Uber.
5. Không giới hạn đối tượng quảng cáo
Đừng chỉ bán quảng cáo cho các thương hiệu đang hợp tác với bạn. Nhiều thương hiệu không cùng ngành lại có hiệu quả cao bất ngờ khi hiển thị quảng cáo trên nền tảng của bạn.
Ví dụ: một công ty bảo hiểm xe có thể chạy quảng cáo trên app du lịch, vì người chuẩn bị đi xa có thể cần mua bảo hiểm ngắn hạn.
Tại sao mô hình này lại hấp dẫn?
Những lợi ích to lớn mà mô hình mạng lưới truyền thông nội bộ mang lại cho các doanh nghiệp:
- Tạo doanh thu mới từ chính khách hàng và nền tảng bạn đang sở hữu.
- Tối ưu tài sản dữ liệu, không để lãng phí lượng người dùng truy cập mỗi ngày.
- Tăng giá trị doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư, vì bạn không chỉ là công ty bán sản phẩm, mà còn là một nền tảng truyền thông.
Nếu bạn đang vận hành một website, ứng dụng, nền tảng dịch vụ… và có dữ liệu người dùng, bạn đã có sẵn nền tảng để xây dựng mạng quảng cáo nội bộ. Và lúc nào thì nên xây dựng hệ thống mạng lưới truyền thông nội bộ ư? Thời điểm tốt nhất để bắt đầu là hôm qua. Thời điểm thứ hai tốt nhất là ngay hôm nay, hãy bắt đầu ngay, càng nhanh càng tốt trước khi cơ hội đang bị bỏ lỡ.
Biên soạn bởi PR Vietnam – nền tảng cung cấp kiến thức chuyên sâu về PR, truyền thông, quảng cáo và thương hiệu tại Việt Nam. Cần hỗ trợ xây dựng chiến lược truyền thông dữ liệu (data-driven media)? Kết nối với chúng tôi tại prvn.vn