Sau khoảng thời gian chiến tranh thương mại kéo dài nhiều năm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, khó khăn này chưa qua, thách thức khác lại tới. Toàn cầu lại đương đầu với đại dịch COVID-19.
Doanh nghiệp trong lĩnh vực công và lĩnh vực tư không những phải cố gắng giữ được sinh mạng cho con người mà còn phải tính đến phương thức để thích ứng với nhiều cách làm việc, học tập và giao tiếp mới.
Giám đốc cao cấp của công ty kiểm toán E&Y khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ông Patrick Winter, cho rằng thời điểm hiện tại có thể coi như đột phá bởi khu vực đã thu được quá nhiều kinh nghiệm ứng phó với các đại dịch và rồi đang hình thành dần các kế hoạch để đưa nền kinh tế hoạt động bình thường trở lại.
Ông khẳng định thời điểm hiện tại mang đến cơ hội lớn chưa từng có để định hình lại khu vực thông qua nhiều sáng kiến mới với môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp.
Giám đốc cao cấp khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện đang quản lý công việc của doanh nghiệp với tổng doanh thu 4 tỷ USD năm và 51.000 nhân sự làm việc tại 23 thị trường. Giới truyền thông mới đây đã có cuộc phỏng vấn với ông, ông đưa ra một số nhận định về tình hình kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung sau đại dịch COVID-19.
* Theo quan điểm của ông, kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương đã hồi phục như thế nào từ sau đại dịch COVID-19?
Đại dịch COVID-19 về cơ bản đã thay đổi cơ bản kinh tế toàn cầu. Hiện khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang có nhiều cơ hội lớn chưa từng có nhằm định hình lại thế giới và xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.
Phản ứng của chính phủ các nước để cứu kinh tế phục hồi tại các nước Châu Á – Thái Bình Dương khá khác nhau. Một số nền kinh tế hồi phục nhanh nhưng một số nền kinh tế khác cần thêm nhiều thời gian.
Tuy nhiên sau đại dịch lần này, các nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương có cơ hội lớn chưa từng có nhằm xây dựng nền móng cho một tương lai ổn định, chứ không phải chỉ về việc một nhóm các nền kinh tế này tăng trưởng nhanh hơn nhóm nền kinh tế khác.
Liên Hợp quốc từng nói rằng việc chuyển hướng nền kinh tế sang hướng phát thải ít hơn và vững vàng hơn sẽ có thể tạo ra thêm điểm đột phá đối với 65 triệu việc làm được tạo ra mỗi năm từ nay đến năm 2030. Chính vì vậy cơ hội việc làm là rất lớn.
* Ông nghĩ rằng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có lợi thế gì sau đại dịch COVID-19?
Châu Á – Thái Bình Dương có thể coi như động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, điều này đã diễn ra ít nhất trong vòng 2, 3 năm gần đây. Hiện tại, khu vực này đã đóng góp khoảng 67% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sẽ sớm có tỷ lệ đóng góp tương đương 50% tổng GDP toàn cầu. Điều này xảy ra là bởi chúng ta có 2 trong 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong khu vực này – Trung Quốc và Nhật.
Cùng lúc đó, khu vực đã xây dựng được nền tảng tăng trưởng kinh tế tốt từ sau các cuộc đại dịch tương tự trong quá khứ.
Dựa trên những kinh nghiệm ứng phó với dịch SARS và MERS, chính phủ các nước đã hành động quyết liệt và nhanh chóng kiểm soát được vấn đề y tế công cộng, và họ cũng biết cần phải làm gì để quản lý các vấn đề kinh tế.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương thực sự đang nổi lên như một siêu cường, họ đang có cơ hội lớn để định hình lại tương lai, và khả năng vượt qua tình trạng gián đoạn gây ra bởi đại dịch COVID-19 giúp khu vực này có vị thế tốt trong vòng 20 năm tới để có thể trở thành trung tâm của kinh tế toàn cầu.
Tôi tin rằng nhóm các nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có sự chuẩn bị cho tương lai chắc chắn và vững vàng hơn so với các nước Châu Mỹ hoặc Châu Âu.
* Thế giới mới sẽ như thế nào?
Nếu gom những tác động chưa từng có mà đại dịch COVID-19 gây ra với thành tựu công nghệ đáng nể mà chúng ta đã có được trong vòng 5-7 năm qua, có thể tin chúng ta đang hướng đến một thế giới mới tập trung nhiều hơn vào công nghệ và kinh tế số.
COVID-19 hướng đến một thế giới mới tập trung nhiều hơn vào công nghệ và kinh tế số
Mỗi nền kinh tế đều đã phải chững lại do COVID-19. Chúng ta bị buộc phải định hình lại mọi lĩnh vực của cuộc sống, dù rằng đó là lĩnh vực y tế, ngân hàng hay truyền thông…
* Ông nghĩ thương mại sẽ thay đổi ra sao sau đại dịch COVID-19?
Chúng tôi không khỏi lo lắng khi mà tại nhiều nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, thương mại đã bị gián đoạn trong thời gian qua. Các nền kinh tế chịu tác động nặng nề không phải bởi vấn đề trong quản lý kinh tế của riêng họ mà bởi thương mại suy giảm, hệ quả tất yếu do đại dịch COVID-19. Không phải mọi người đang thực thi chính sách tệ, nhưng tác động từ việc thương mại suy giảm đang hiện hiện rõ ràng tại Đông Nam Á.
Nếu thế giới cần khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục tăng trưởng, thế giới cũng cần những nền kinh tế lớn như Mỹ tăng trưởng để giúp đảm bảo thương mại phát triển.
Vấn đề cần quan tâm ở đây không phải là nền kinh tế này có quy mô lớn hơn nền kinh tế khác, đó chỉ là kết quả của cuộc chiến giữa các siêu cường kinh tế. Để thế giới có thể vận hành phù hợp, thế giới cần đến thương mại cởi mở và tự do giữa các nền kinh tế lớn. Vì quyền lợi của xã hội cũng như chất lượng cuộc sống trên khắp thế giới, chúng ta không cần đến cuộc chiến thương mại giữa các cường quốc, mà cần họ hợp tác với nhau để tạo ra môi trường thương mại và tự do.
* Cám ơn những chia sẻ của ông!