Hiện nay, việc chọn lựa phong cách “sống xanh” hay chọn mua các sản phẩm “công trình xanh” chính là cách bắt kịp xu hướng chung của thế giới. Tại Việt Nam, nhu cầu sống xanh, sống hòa mình vào thiên nhiên của người dân ngày một tăng cao. Tuy nhiên, sự phát triển của loại hình vẫn còn hạn chế.
Để làm rõ hơn về việc phát triển bất động sản xanh tại Việt Nam, Nhadautu.vn có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng, Chuyên gia nghiên cứu về thị trường bất động sản Việt Nam (Nguyên Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam).
Thưa ông, ông nhận định như thế nào về sự phát triển của bất động sản xanh ở Việt Nam?
Ông Nguyễn Hoàng: Nếu như cách đây 10 năm trở về trước, bất động sản xanh là điều gì đó cao xa và có tính thời thượng (các dự án cao cấp thường lấy mô hình xanh của Singapore hoặc Âu Mỹ để làm từ khóa marketing).
Thì gần đây bất động sản xanh không những là xu hướng phát triển tất yếu mà còn là nhu cầu cần thiết. Đặc biệt khi mà chúng ta hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu, về bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững.
Ngày nay khi người mua nhà đứng trước lựa chọn thì họ sẽ không chỉ chọn mà còn yêu cầu cần có những dự án nào có các yếu tố xanh.
Có thể kể đến như: Cảnh quan công viên cây xanh, vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, xả thải không ảnh hưởng môi trường, an toàn an ninh, ứng dụng công nghệ… Từ đó bắt buộc các chủ đầu tư áp dụng để tăng tính cạnh tranh, đáp ứng được các nhu cầu thị hiếu của khách mua.
Bên cạnh đó, hiện nay, ngay cả các cơ quan chức năng nhà nước cũng đưa những yêu cầu về “xanh” này vào trong các tiêu chuẩn đầu tư xây dựng. Ở Việt Nam có tiêu chuẩn Lotus thì bên nước ngoài có tiêu chuẩn Leed của Mỹ, BCA Green Mark của Singapore…
Đặc biệt, khi dịch COVID-19 bùng phát và trong 2020 – 2021 nhiều quốc gia phải giãn cách xã hội và sau đó khi các hoạt động kinh tế xã hội dần trở lại bình thường trong điều kiện mới thì lại càng tăng cao nhu cầu sống trong các căn nhà, các khu dân cư/đô thị có yếu tố xanh để đảm bảo sức khỏe, môi trường và chất lượng cuộc sống.
Chính vì vậy mà xu hướng phát triển công trình xanh ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và trở thành nhu cầu thiết yếu cơ bản của lĩnh vực bất động sản.
Ông dự báo như thế nào về sự phát triển bất động sản xanh ở Việt Nam trong thời gian tới đây?
Ông Nguyễn Hoàng: Có thể nói, trong những năm gần đây ngày càng nhiều công trình ở Việt Nam, từ bất động sản công nghiệp đến bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng đã áp dụng các tiêu chuẩn xanh của cả Việt Nam và nước ngoài.
Theo Green Viet, một công ty tư vấn phát triển công trình xanh thì hiện nay ở Việt Nam có hơn 200 trăm công trình xanh đúng theo các tiêu chuẩn (áp dụng chuẩn của Việt Nam hoặc của nước ngoài). Tuy nhiên con số này vẫn còn khiêm tốn so với các nước xung quanh như Singapore, Thailand, Malaysia…
Tuy nhiên với sự phát triển và nhu cầu đòi hỏi thì bất động sản xanh sẽ tiếp tục phát triển và phát triển nhanh trong thời gian tới.
Cùng với đó, ngày càng có nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng và bất động sản nhà ở cao cấp cũng đã đưa các yếu tố xanh vào. Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn gia tăng giá trị cả hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm bất động sản đó.
Ông có thể cho biết, cơ sở nào nào để bất động sản xanh thu hút nhà đầu tư trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Hoàng: Có thể nói, trong những năm gần đây ngày càng nhiều công trình ở Việt Nam, từ bất động sản công nghiệp đến bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng đã áp dụng các tiêu chuẩn xanh của cả Việt Nam và nước ngoài.
Theo Green Viet, một công ty tư vấn phát triển công trình xanh thì hiện nay ở Việt Nam có hơn 200 trăm công trình xanh đúng theo các tiêu chuẩn (áp dụng chuẩn của Việt Nam hoặc của nước ngoài). Tuy nhiên con số này vẫn còn khiêm tốn so với các nước xung quanh như Singapore, Thailand, Malaysia…
Tuy nhiên với sự phát triển và nhu cầu đòi hỏi thì bất động sản xanh sẽ tiếp tục phát triển và phát triển nhanh trong thời gian tới.
Cùng với đó, ngày càng có nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng và bất động sản nhà ở cao cấp cũng đã đưa các yếu tố xanh vào. Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn gia tăng giá trị cả hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm bất động sản đó.
Ông có thể cho biết, cơ sở nào nào để bất động sản xanh thu hút nhà đầu tư trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Hoàng: Không chỉ là mang lại chất lượng sống tốt hơn, đó chính là nhu cầu của khách mua. Người mua hiện nay chấp nhận trả tiền cao hơn để sở hữu được bất động sản với yếu tố “xanh”, làm tăng chất lượng môi trường cuộc sống, tăng giá trị bất động sản, đặc biệt là tăng hình ảnh đẳng cấp của mình (thước đo giá trị mới trong cuộc sống).
Khi mà các dự án có yếu tố xanh nó làm cho không chỉ dự án trở nên cao cấp hơn mà giá bán cũng cao hơn. Từ đó, bất động sản xanh mang lại không chỉ lợi nhuận mà còn cả thương hiệu và danh tiếng cho chủ đầu tư, cũng như người sống/làm việc/học tập tại các công trình xanh đó.
Chính những điều này sẽ thúc đẩy các chủ đầu tư quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào bất động sản xanh.
Muốn thu hút đầu tư vào phân khúc bất động sản xanh, trong đó có các loại hình nghỉ dưỡng, chúng ta cần phải có một khung pháp luật tạo ra được sự hấp dẫn về lợi ích. Ông cho biết, cơ quan chức năng cần xây dựng khung pháp luật như thế nào?
Ông Nguyễn Hoàng: Về cơ bản Nhà nước cũng đã có những quy định, tuy nhiên việc áp dụng thực tế còn nhiều vấn đề. Cần phải nâng cấp, sửa đổi và cụ thể chi tiết rõ ràng hơn.
Đó là các quy định pháp lý trong lập quy hoạch (từ quỹ đất, từ phân vùng cho bất động sản nghỉ dưỡng, đến vấn đề vai trò và trách nhiệm (thực tế và và trách nhiệm tài chính) trong bảo vệ môi trường thiên nhiên (sông suối ao hồ rừng núi biển đảo…).
Cần một tiêu chuẩn tối thiểu cụ thể cho bất động sản xanh, đó là sự nghiêm túc của chủ đầu tư và sự quản lý chưa thực sát sao của một vài địa phương mà qua đó cần có chế tài mạnh mẽ hơn.
Lấy ví dụ khi sử dụng xăng dầu có đóng phí tài nguyên môi trường nhưng khi chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh 1 dự án dựa vào việc khai thác/tận dụng môi trường thiên nhiên thì phải đóng phí như thế nào?
Ngoài các vấn đề quy định pháp luật liên quan đến các chính sách phát triển bất động sản xanh thì cần lưu tâm đến những vấn đề nào thưa ông?
Ông Nguyễn Hoàng: Chính sách và các chế tài quản lý, giám sát cần được tăng cường sát sao hơn, chế tài nghiêm túc hơn. Các tiêu chuẩn và yêu cầu cũng cần phải nâng cao cho ngang bằng với các tiêu chuẩn của các nước phát triển. Bên cạnh đó phải luôn vận động, tuyên truyền, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện.
Đặc biệt là đội ngũ nhân sự chuyên môn cho viêc đánh giá, tư vấn, chứng nhận các tiêu chuẩn xanh hiện nay đang rất thiếu và yếu (chỉ có một số ít doanh nghiệp có đủ năng lực tư vấn về các tiêu chuẩn xanh của nước ngoài và Việt Nam). Do đó, cần phải phát triển đội ngũ này cho chuyên nghiệp hơn, minh bạch khách quan hơn, đông đảo rộng rãi.
Trân trọng cảm ơn ông!
Sáng 26/3, tại Quảng Nam, Tạp chí Nhà đầu tư/Tạp chí điện tử Nhadautu.vn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo “Quảng Nam phát triển Du lịch Xanh – Gìn giữ giá trị bản địa” và “Lễ công bố Bộ tiêu chí Du lịch xanh Quảng Nam” với sự tham gia, phát biểu của lãnh đạo Bộ VH-TT&DL, Tổng Cục du lịch, UBND tỉnh Quảng Nam, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam cùng các chuyên gia du lịch, lãnh đạo các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, bất động sản xanh…
Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá vai trò, ý nghĩa của du lịch xanh đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ xanh.
Đồng thời góp phần quảng bá dòng sản phẩm du lịch mới, qua đó tăng cường thu hút du khách trong và ngoài nước, cũng như thu hút đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh Quảng Nam và các tỉnh miền Trung.
Hội thảo sẽ được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử Nhadautu.vn và thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông tin đại chúng.
Theo Thành Vân/Nhà Đầu Tư