PR TrendingTP. Hồ Chí Minh mong muốn kết nối, hợp tác với các...

TP. Hồ Chí Minh mong muốn kết nối, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để đào tạo ‘nhân lực số, công nghệ số’

Chiều 4/11, Hội thảo Quốc tế “Đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ chiến lược phát triển đô thị thông minh: Kinh nghiệp quốc tế, tiềm năng hợp tác, giải pháp triển khai” do Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) và Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức đã diễn ra. Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan đã đến dự.

- Advertisement -
TP. Hồ Chí Minh mong muốn kết nối, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để đào tạo ‘nhân lực số, công nghệ số’
Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan cho cho biết, thời gian qua TP.Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp, công nghệ thông tin. Hiện nay Thành phố là nơi hội tụ rất nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế, trong đó có một số lượng lớn doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động và đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của Thành phố.

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội TP.Hồ Chí Minh đến 2030 và tầm nhìn đến 2050, mục tiêu của Thành phố đến 2030 phải nỗ lực xây dựng Thành phố thành một đô thị văn minh, hiện đại nghĩa tình, năng động sáng tạo, có chất lượng sống tốt và là Thành phố  dịch vụ, công nghiệp hiện đại, dẫn đầu về kinh tế  số – xã hội số, trở thành trung tâm tài chính – thương mại – văn hóa – giáo dục – khoa học công nghệ và hội nhập sâu rộng với quốc tế.

“Để thực hiện tầm nhìn này, TP.Hồ Chí Minh phải nỗ lực phấn đấu để đạt mức tăng trưởng bình quân từ 8 – 8,5%/năm, GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD; trong đó kinh tế số đóng góp 40% trở lên vào GRDP, đây là những mục tiêu rất tham vọng và phải nỗ lực lớn mới trở thành hiện thực” – Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan, TP.Hồ Chí Minh phải có nguồn nhân lực sản xuất mới là ‘nhân lực số, công nghệ số’ và phải hình thành thành được những yếu tố sản xuất mới như dữ liệu số và một động lực mới là  ‘đổi mới sáng tạo số’. Vì vậy, TP.Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự kết nối, hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

TP.Hồ Chí Minh rất mong muốn Tổ chức Đại học Pháp ngữ cùng các tổ chức quốc tế khác đồng hành cùng Thành phố mở ra thêm nhiều cơ hội hợp tác để phát triển, triển khai các dự án công nghệ mang tính đột phá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, đô thị và môi trường… nhằm tạo ra những giá trị mới cho cộng đồng.

Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan khẳng định, Thành phố cam kết, quyết tâm và nỗ lực xây dựng Chính quyền số, xây dựng nền tảng số, cải thiện chất lượng dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp.

Thông tin về một số mục tiêu chương trình Chuyển đổi số của TP.Hồ Chí Minh, ông Lâm Đình Thắng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025 thuộc 5 địa phương đứng đầu về chính phủ điện tử, kinh tế số chiếm 25% GRDP. Đến năm 2030, Thành phố sẽ hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, dữ liệu được chia sẻ rộng khắp toàn xã hội.

Trong ngắn hạn, Thành phố đặt mục tiêu sẽ đưa toàn bộ nền hành chính vận hành trên các nền tảng số trong năm 2025, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số toàn diện về chính quyền số.

“Không chỉ về mặt chủ trương, TP.Hồ Chí Minh đồng thời dành 1,22% ngân sách chi cho công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Đồng thời cũng có các chính sách miễn giảm phí, lệ phí cho các dịch vụ công trực tuyến; chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng về công nghệ thông tin và chuyển đổi số” – ông Thắng chia sẻ thêm.

Ngoài ra, các chuyên gia quốc tế cũng nhận định, để thực hiện thành công Đề án Đô thị Thông minh, việc quan trọng trước tiên là xây dựng chương trình đào tạo nhằm cung cấp đội ngũ giảng viên có đủ năng lực hướng dẫn các cán bộ quản lý trong các lĩnh vực ưu tiên. Hai giải pháp chính được đưa ra gồm đào tạo giảng viên trong nước và mời chuyên gia nước ngoài tham gia đào tạo.

Giải pháp đầu tiên là đào tạo giảng viên trong nước. Tuy nhiên, các chuyên gia đặt câu hỏi liệu Việt Nam có đủ nguồn chuyên gia về đô thị thông minh để thực hiện đào tạo quy mô lớn. Giải pháp này được đánh giá là gặp nhiều khó khăn về tính khả thi.

Do đó, giải pháp thứ hai là huy động nguồn lực từ các chuyên gia quốc tế, đặc biệt là từ các nước trong khối Pháp ngữ. Giải pháp này có thể thực hiện qua hai hình thức: mời các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam để tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc cử học viên Việt Nam ra nước ngoài học tập.

Đối với mỗi lựa chọn, vấn đề quan trọng không chỉ là tài chính mà còn là sự sẵn sàng của người học. Nếu học viên đã sẵn sàng, có thể tìm kiếm các nguồn tài trợ từ ngân sách Nhà nước, từ AUF (Agence Universitaire de la Francophonie) hoặc từ các doanh nghiệp như Viettel, VNPT để hỗ trợ chi phí du học và sinh hoạt.

Tại hội thảo, GS Gayo Diallo từ Đại học Bordeaux (Pháp), Chánh Văn phòng Hiệp hội Trí tuệ Nhân tạo Pháp (AFIA), và GS Robert Laurini, Chủ tịch danh dự Hội UDMS (Urban Data Management Society) và đồng sáng lập viên Hội thảo quốc tế Smart Data – Smart Cities đã công bố báo cáo tư vấn về Dự án “Hỗ trợ củng cố chiến lược phát triển đô thị thông minh tại TP.Hồ Chí Minh”.

TP. Hồ Chí Minh mong muốn kết nối, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để đào tạo ‘nhân lực số, công nghệ số’
TP.Hồ Chí Minh nhận kết quả báo cáo tư vấn về Dự án “Hỗ trợ củng cố chiến lược phát triển đô thị thông minh tại TP.Hồ Chí Minh”.

Theo Hương Phúc/Trang tin điện tử TPHCM

- Advertisement -

Có thể bạn quan tâm:

- Advertisement -
Mới nhất

Ian Stewart làm Giám đốc nghệ thuật của WordPress

Với phong cách tổ chức lấy cảm hứng từ mô hình “maison” của tập đoàn LVMH, Ian sẽ đảm...
- Advertisement -

Bài liên quan: