Góc Nhìn PRSlogan của Budweiser đã trải qua những phiên bản nào trước đây?

Slogan của Budweiser đã trải qua những phiên bản nào trước đây?

Trước khi quyết định “chốt” slogan hiện tại cho thương hiệu bia đến từ Mỹ Budweiser “King of beers”, những phiên bản nào đã từng “làm mưa làm gió” trước phiên bản chính thức? Đây cũng là thông tin thú vị khiến giới hâm mộ dòng bia này vô cùng tò mò.

Đế chế bia Budweiser đã chinh phục người hâm mộ toàn cầu như thế nào?

slogan_1

Vào những năm 1857, thanh niên quốc tịch Đức đã di cư đến “xứ cờ hoa”- Mỹ. Vài năm sau, ông kết hôn với cô Lilly Anheuser và bắt đầu cơ nghiệp tại nhà máy bia của gia đình vợ. Nhà máy bia, được đổi tên thành Anheuser-Busch vào năm 1879, đi tiên phong trong công nghệ thanh trùng cho phép Budweiser được vận chuyển khắp Hoa Kỳ mà không bị hư hỏng.

Anheuser – Busch InBev (AB InBev) là một công ty chuyên sản xuất đồ uống và bia xuyên quốc gia với trị sở toàn cầu tại thành phố Leuven, Bỉ. Các văn phòng chính khác được đặt tại Sao Paulo (Brasil), New York, London, St. Louis, Mexico và Johannesburg (Nam Phi)…

Về AB InBev, người ta nói đến những thương vụ sáp nhập phức tạp nhất thế giới để tạo ra một đế chế bia toàn cầu.

‘King of Bottled Beer’ – Phiên bản slogan được “thai nghén” đầu tiên

slogan_2

Tại Cộng hòa Czech, tên tuổi thương hiệu Budweiser được phủ sóng rộng rãi khắp các thị trấn tại quốc gia này. Cũng trong thời. Với tính chất bao bì này, Budweiser chủ yếu được bán đóng chai, vì thế thương hiệu đa tạo ra slogan có liên quan đến sự kiện đặc biệt này – ‘King of Bottled Beer’ – Vua của các loại bia đóng chai.

Người phát ngôn của Anheuser-Busch InBev ( BUD ) trao đổi với trang CNN: “Bằng cách đề cập cụ thể đến hình thức đóng chai trong khẩu hiệu ‘King of Bottled Beer’, Budweiser đã truyền đạt sức mạnh tổng thể của thương hiệu cũng như một đặc điểm nổi bật để tách Budweiser khỏi một số đối thủ cạnh tranh của nó.

Sau thời gian nhận thấy các đối thủ trong ngành hàng dần “lộ diện”, slogan đã được sửa đổi thành ‘King of All Bottled Beer’ khi sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Sau đó, diễn ra sự kiện Mỹ quản lý chặt chẽ việc kinh doianh đồ uống có cồn, cấm sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và dẫn đến tình trạng khó khăn khi vận chuyển rượu ở Mỹ từ năm 1920 đến năm 1933.

Công ty đã vượt qua thử thách bằng cách tạo ra các sản phẩm thay thế, chẳng hạn như nước ngọt và thức uống lên men, có nồng độ cồn rất thấp (và hợp pháp). Sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ, khẩu hiệu “King of Bottled Beer” trở lại và Anheuser-Busch một lần nữa bắt đầu sản xuất với thương hiệu đặc trưng của mình.

Sự ra đời của slogan ‘King of Beers’

slogan_3

Slogan đã được đổi thành “King of Beers” vào giữa thế kỷ XX khi khi bia đóng lon được ưa chuộng nhiều hơn. Nó vẫn được sử dụng cho đến ngày nay và được giới thiệu chủ yếu trên các nhãn của Budweiser.

Dần chứng minh vị thế của mình trên bản đồ kinh doanh bia toàn cầu, nhiều năm sau đó và đến tận ngày nay, Budweiser vẫn là cái tên lớn trong thị trường bia thế giới. Hiện Tập đoàn này đang sở hữu trên 500 nhãn hiệu bia bán tại hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo báo cáo nghiên cứu của Euromonitor International, AB InBev nắm khoảng 28% thị phần bia trên thế giới vào năm 2017.

Năm 2017, AB InBev đạt doanh thu 56,4 tỷ USD, trước khi sáp nhập công ty này cũng đạt 45,5 tỷ USD vào năm 2016.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý I của AB InBev đạt trên 13 tỷ USD, tăng trưởng 4,7%, lợi nhuận đem về cho các cổ đông 1,4 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Doanh thu tổng hợp của 3 thương hiệu toàn cầu là Budweiser, Stella Artois và Corona tăng 7,9% trên toàn cầu và 12,2% bên ngoài thị trường nội địa.

Doanh thu Budweiser giảm 1,3% nguyên nhân do sụt giảm tại thị trường Mỹ, tuy nhiên lại tăng 2,5% bên ngoài thị trường đến từ Brasil, Paraguay, Ấn Độ và Hàn Quốc…

Sản phẩm bia Corona có một quý xuất sắc, tăng trưởng tổng thể 25,1%, trong đó dẫn đầu là thị trường Trung Quốc và Tây Âu.

Về cơ cấu sở hữu, theo số liệu năm 2015, AB InBev được kiểm soát bởi các thành viên trong gia đình người Bỉ – Vandamme, De Mévius và De Spoelbergh, các tỷ phú ngành giải khát người Brasil Jorge Paulo Lemann, Carlos Alberto Sicupira và Marcel Telles sở hữu 22,7% thông qua công ty đầu tư tư nhân 3G Capital.

Với kích cỡ khổng lồ, AB InBev đương nhiên sở hữu nhiều thương hiệu bia nổi tiếng thế giới, có thể kể đến ngoài Budweiser như Bub Light, Corona, Beck’s, Leffe, Hoegaarden, Victoria,…

Yến Huỳnh

Có thể bạn quan tâm:

- Advertisement -
- Advertisement -
Mới nhất

Hãi hùng sản xuất bún tươi – Bài 1: Nhìn làm bún, hết dám ăn

Trên mông… dưới bún Vừa bước vào cơ sở sản xuất bún trên đường Nguyễn Thị Dễ, xã Đông Thạnh,...

Bài liên quan: